Bạn Đã Biết Sử Dụng Tổ Yến Đúng Cách Chưa?

Bạn Đã Biết Sử Dụng Tổ Yến Đúng Cách Chưa

Bạn Đã Biết Sử Dụng Tổ Yến Đúng Cách Chưa

1. Những ai không nên sử dụng yến sào?

Từ xưa, những lợi ích tuyệt vời của yến sào là điều không ai có thể phủ nhận. Ngày nay, yến sào vẫn là sự lựa chọn hàng đầu cho việc bổ sung chất dinh dưỡng. 

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể sử dụng được yến sào, đặc biệt là 3 đối tượng sau:

  • Người đang quá yếu, hấp thụ kém: trong tổ yến có nhiều chất dinh dưỡng, nếu nạp vào trong cơ thể sẽ làm tăng thêm gánh nặng cho hệ tiêu hóa, khiến cơ thể trở nên mệt mỏi hơn..
  • Mẹ bầu mới sinh, đang trong thời gian ở cữ hoặc phụ nữ mang thai dưới 3 tháng: Yến sào là một loại thực phẩm có tính hàn. Mà trong giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng) hoặc sau sinh và khi ở cữ, chị em phụ nữ không được ăn những món ăn có tính hàn. Thay vào đó nên ăn những thực phẩm có tính nhiệt để dần thích nghi với những thay đổi khác lạ bên trong cơ thể. 
  • Trẻ em dưới 7 tháng tuổi: hệ tiêu hóa của bé trong giai đoạn này vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh. Dùng yến trong các món ăn sẽ gây khó tiêu cho trẻ.
Có Rất Nhiều Cách Chế Biến Yến Sào 
Có rất nhiều cách chế biến yến sào

> Xem thêm: Giá trị dinh dưỡng của yến sào

2. Tổ yến “kỵ” với những loại thực phẩm nào?

  • Không nên ăn tổ yến cùng với đu đủ, vì sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng của tổ yến.
  • Không nên ăn yến cùng đồ cay như ớt, vì sẽ làm đau dạ dày và gây khó tiêu.
  • Không nên ăn tổ yến cùng với nước chanh, vì dễ làm tổn thương phổi. Nó sẽ khiến protein trong tổ yến đông lại, không có lợi cho quá trình hấp thụ của cơ thể con người.

3. Nên kết hợp yến sào với những thực phẩm nào?

Đường phèn

Đường phèn là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong món yến chưng. Bởi nó không chỉ giúp tăng hương vị và dinh dưỡng của món yến lên gấp nhiều lần mà còn giúp cơ thể thanh lọc hiệu quả.

Tuyết yến

Tuyết yến hay còn được gọi là tổ yến thực vật. Đây là một loại nhựa cây được chiết từ cây Gum. Sự kết hợp giữa yến sào và tuyết yến giúp tăng trưởng collagen bổ sung độ ẩm và làm cho làn da mịn màng, mềm mại.

Gừng

Gừng cũng là một loại gia vị thích hợp khi chưng yến, vì nó có thể làm giảm đi mùi tanh đặc trưng của yến và mang đến hương vị thơm ngon.

Ăn yến chưng gừng thúc đẩy tuần hoàn máu cho cơ thể, cải thiện hệ tiêu hóa. Vừa giúp chữa những bệnh cảm cúm thông thường mà không cần đến thuốc.

Táo Đỏ

Trong Đông y, táo đỏ có vị ngọt, tính ôn nên rất bổ dưỡng cho gan, đặc biệt nó còn giúp hạn chế được những tiềm ẩn của bệnh ung thư gan. Đây được xem là nguyên liệu cực kỳ tốt cho quá trình sinh trưởng và phát triển thể chất. Không chỉ người trưởng thành, phụ nữ, mà còn ở trẻ em cho đến người cao tuổi.

Sét Yến 6 Vị
Yến chưng 6 vị

>> Xem thêm: Yến Chưng Táo Đỏ

Hạt sen

Hạt sen cũng là một lựa chọn hoàn hảo để chưng cùng tổ yến. Bởi loại thực phẩm này là một trong những vị thuốc có vị ngọt, tính bình, thanh, có thể điều trị chứng mất ngủ, đầy bụng, khó tiêu.

Bên cạnh đó, hạt sen còn là nguyên liệu làm đẹp được chị em ưa chuộng nhờ khả năng ngăn ngừa lão hóa, chữa bệnh thiếu màu, hỗ trợ tăng đề kháng.

>> Xem thêm: Yến chưng vị hạt sen – Vũ Gia Yến 

Hạt chia

Hạt chia cũng là một trong những sự lựa chọn thích hợp để sử dụng cùng tổ yến. Trong hạt chia chứa rất nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, chất omega 3-6-9, giúp cơ thể làm giảm được nồng độ, chống béo phì, loại bỏ được những độc tố trong cơ thể.

Long nhãn

Long nhãn có vị ngọt, tính bình và ấm. Do đó nó sở hữu khả năng an thần, dưỡng huyết và lợi khí vô cùng hiệu quả. Chỉ cần thường xuyên sử dụng yến chưng long nhãn. Người dùng sẽ có thể chữa được chứng hay quên, rối loạn giấc ngủ, thiếu máu, suy nhược cơ thể. Đồng thời còn làm đẹp da và giúp kéo dài tuổi thọ.

>> Xem thêm: Yến chưng long nhãn hạt chia

4. Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản yến chưng

Khi kết hợp những nguyên liệu chưng yến để nấu cùng với nhau, bạn cần lưu ý đến liều lượng cho phép. Bởi trên thực tế, yến và các nguyên liệu khi kết hợp lại sẽ chứa rất nhiều hàm lượng chất dinh dưỡng. Mặc dù các chất này được đánh giá là rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên việc lạm dụng quá nhiều có thể dẫn đến dư thừa, phản tác dụng.

Có thể kết hợp cùng lúc yến với các nguyên liệu khác trong cùng 1 lần nấu. Miễn là theo đúng chỉ định từ chuyên gia dinh dưỡng. Cụ thể:

  • Yến sào chưng đường phèn sử dụng trong vòng 10 ngày.
  • Yến chưng cùng các nguyên liệu như hạt sen, táo đỏ, kỷ tử,… sử dụng trong vòng 5 ngày quá 1 tuần. 

Vũ Gia hy vong sau bài viết bạn đã biết Sử Dụng Tổ Yến Đúng Cách!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915596789
0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ của bạn trống trơnQuay lại cửa hàng