Tổng hợp những thắc mắc về yến sào và đưa ra những lời giải đáp hợp lý nhất, có minh chứng rõ ràng, cụ thể. Đọc bài viết dưới đây để biết thêm những thông tin về yến sào!
6. Tại sao tổ yến lại chuyển thành nước sau khi hầm?
Thực tế, tổ yến chuyển sang trạng thái “lỏng” là điều hoàn toàn bình thường. Bởi lẽ, tổ yến được tạo thành từ nước bọt của chim yến. Khi ngâm nước hoặc chưng yến, sẽ chuyển thành nước, thuộc hiện tượng giãn nở vì nhiệt. Khi cho vào tủ lạnh, hỗn hợp yến sẽ tự đặc sánh lại.
Không nên ngâm quá lâu, tối đa là 2 tiếng (trời nóng thì dễ bị nở và chậm nở khi trời lạnh). Không nên hầm yến quá lâu, khoảng 50 phút là vừa đủ độ dai, ngon.
7. Màu sắc có đánh giá chất lượng của tổ yến?
Tổ yến tự nhiên thường có màu trắng, be, vàng, đỏ và. Đây là những hiện tượng bình thường do sự khác biệt về thói quen ăn uống và môi trường kiếm ăn của chim yến.
Tổ yến sào chất lượng cao là tổ yến có màu sắc tự nhiên. Không chứa bùn và những tạp chất giống như rêu, có 4 dạng màu cơ bản của tổ yến là:
- Yến sào trắng: có màu gần giống ngà voi.
- Yến sào vàng: có màu giống rơm.
- Yến hồng: có màu hồng đậm hay màu giống lòng đỏ trứng gà.
- Tổ yến sào huyết: có màu đỏ thẫm.
Vì lượng khoáng chất có trong thức ăn của chim yến khác nhau, nên tổ yến có nhiều biến thể màu sắc. Dù là màu nào, tổ yến cũng nở to khi ngâm lâu trong nước sạch. Màu sắc của tổ yến cũng sẽ phai dần; các sợi yến sẽ dần biến thành màu trắng trong. Dù vậy, nước ngâm yến tự nhiên nguyên chất vẫn trong suốt, không màu.
Tóm lại, màu sắc của tổ yến không ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của chúng.
>?Xem thêm: Nguồn Gốc Và Quá Trình Hình Thành Nên Tổ Yến
hoặc Đánh giá những yếu tố khoa học tác động chất lượng tổ yến?
8. Có phải tổ yến chỉ do nước bọt của chim yến tạo thành?
Một trong những thắc mắc về yến sào là “Quá trình hình thành nên tổ yến diễn ra như thế nào?“. Nhiều người cho rằng tổ yến chỉ do nước bọt của loài chim ấy tạo thành. Liệu ý kiến này có đúng không? Vũ Gia xin được giải đáp như sau:
Nước bọt của bất kỳ sinh vật nào cũng sẽ không đông đặc lại thành vật cứng, vì nước bọt cũng là nước! Tổ yến là một chất lỏng giống như thạch chảy ra từ tuyến nhầy của chim yến, nước bọt dùng để tiêu hóa thức ăn của chim yến. Trong tổ yến không chỉ có nước bọt mà còn có những chất liệu mềm như lá cây, đất đá khác hỗn hợp để chúng làm tổ.
Có thể nói tổ yến là tinh hoa mà chim yến tích cực hy sinh sau khi kiếm ăn trong rừng mưa nhiệt đới. Đồng thời, là sản phẩm dùng để truyền dinh dưỡng cho chim yến con khi cần thiết.
>>Xem thêm: Ăn yến sào thế nào để khỏi mang cảm giác “vô nhân đạo”?
9. Chất đạm trong tổ yến tương tự trứng nên ăn trứng sẽ tốt hơn?
Thành phần của tổ yến có chứa Protein (chất đạm), axit sialic, gồm tất cả acid amin. Giống như yến sào, trong trứng cũng chứa Protein và các chất béo, chất xơ,…
Protein lòng trứng chủ yếu là loại đơn giản và tồn tại dưới dạng hòa tan. Còn trong yến, protein có khả năng tạo ra các acid amin thiết yếu mà cơ thể người không tổng hợp được. Ngoài ra, tổ yến có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao như đặc tính chống lão hóa, chống ung thư, cải thiện sự tập trung. Nếu xét về mặt này, yến sào sẽ có đôi chút “nhỉnh hơn”.
Cả yến sào và trứng đều chứa những thành phần quý, chứa nhiều đạm – dưỡng chất quan trọng giúp xây dựng và tái tạo tất cả các mô của cơ thể. Chính vì thế, không thể nói ăn trứng sẽ tốt hơn ăn yến!
10. Những đối tượng nào không được sử dụng yến sào?
Những người sau đây cần lưu ý khi ăn yến sào:
– Người bị dị ứng đạm: Tổ yến có thành phần chủ yếu là đạm nên những người không ăn được đạm cần đặc biệt lưu ý.
– Người bị ung thư: Các chất tăng trưởng trong tổ yến có thể ảnh hưởng đến mức độ suy yếu và thoái hóa. Vì những yếu tố này có thể tác động lên tế bào ung thư ở giai đoạn sau, từ đó thúc đẩy tế bào ung thư phát triển hơn nữa. Vì vậy, những bệnh nhân chưa điều trị hoặc đang ở giai đoạn nặng của bệnh ung thư thì không nên ăn yến sào.
– Trẻ dưới 4 tháng tuổi: Lúc này trẻ còn quá nhỏ, chức năng tiêu hóa chưa phát triển hoàn thiện. Sử dụng yến sào thì cơ thể chưa tiêu hóa trực tiếp được.
– Bệnh nhân cảm nặng: Khi bị cảm nặng, người bệnh sẽ không tiêu hóa được. Tổ yến có giá trị dinh dưỡng cao, nếu không tiêu hóa được sẽ rất lãng phí.
– Không nên uống trà cùng lúc khi ăn tổ yến: Vì trong trà có chứa một số chất có thể phá hủy giá trị dinh dưỡng của tổ yến. Nếu sử dụng 2 thức uống này thì bạn nên cách khoảng 1 tiếng.
———————————————————CÒN TIẾP—————————————————————
>>Xem thêm: Yến sào – thật giả lẫn lộn và mối nguy hiểm từ hàng giả