Quá trình hình thành nên tổ yến không đơn giản, là cả một quá trình dài, vất vả. Những người khai thác yến đã hiểu rõ và chia sẻ như sau
1. Nguồn gốc của chim yến
Chim yến gắn liền với yến tiệc thời xưa
Hiếm có loài chim nào như chim yến mà tên gọi được nâng lên thành mỹ từ thuộc hàng trân quý trong ẩm thực cung đình xưa. Cũng bởi tính quý hiếm, chứa đựng hàm lượng dinh dưỡng cao. Yến sào được trở thành những món ăn chính trong yến tiệc của vua chúa ở Đông phương.
Trải qua hàng ngàn năm, yến sào vẫn giữ ngôi vị đặc biệt trong hàng “bát trân”, những món ăn cung đình xa hoa. Yến sào như kết tinh của loài chim hiền lành nhưng mạnh mẽ – “chim yến”. Quá trình hình thành nên tổ yến hòa cùng nắng gió đảo khơi để dâng tặng cho con người loại thực phẩm quý.
Chim yến có lông trên màu đen hoặc nâu (đôi khi có ánh xanh), cánh dài và ngắn, chân màu đỏ nhạt, nặng khoảng 12-20gr. Chúng sống thành bầy đàn, làm tổ nuôi con trong các hang động trên các hải đảo và nhà yến. Chim yến phân bố đều tại các nước: Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Việt Nam.
Giá trị dinh dưỡng có trong tổ yến
Mang hình chiếc bát xinh xắn, mỗi tổ yến được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau. Đặc biệt, chim yến chỉ ăn các loài côn trùng nhỏ bay trên không và nước hơi sương tinh khiết.
Các kết quả khảo cứu hiện nay cho thấy, trong thành phần yến sào có 18 loại acid amin, một số có hàm lượng rất cao như Aspartic acid, Valine, Leucine,… Các nguyên tố đa, vi lượng trong yến sào được cho là các khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể. Chúng giúp ổn định thần kinh trí nhớ, kích thích tăng tiêu hóa. Cân bằng các quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng sức đề kháng. Ngoài ra còn giúp tăng tuổi thọ và kéo dài tuổi xuân.
>>Xem thêm:Ăn Yến Có Tăng Cường Đề Kháng Không?
2. Quá trình hình thành nên tổ yến đảo
Chim yến tạo thành tổ gồm nhiều phiến mỏng được dệt từ nhiều sợi tơ bằng nước bọt chim yến bện vào nhau và các hỗn hợp khác. Sau đó, đặt những tổ yến trên các mỏm đá ở biển, chúng thường chọn nơi có thoáng gió, độ ẩm cao.
Quá trình hình thành nên tổ yến đảo diễn ra như sau:
- Chim yến bắt đầu xây tổ từ tháng 1 và bắt đầu đẻ trứng vào cuối tháng 3 (mùa sinh sản). Những đôi chim yến bắt đầu tìm vị trí thích hợp trên các vách đá trong hang để làm tổ.
- Con đực đảm nhiệm chính trong quá trình hình thành tổ yến, kiếm ăn ban ngày, làm tổ về đêm.
- Đêm đến, tuyến nước bọt của Yến phát triển, dùng lưỡi đẩy nước bọt lên mép tổ.
- Chim yến đu mình trên mép tổ, chúc đầu xuống dưới và cơ hàm tiếp tục ép nước bọt ra để làm tổ.
- Cấu trúc tổ yến dần hình thành. Quá trình hình thành nên tổ yến bắt đầu sẽ thưa như xơ mướp, sau đó được dệt chặt chẽ hơn.
- Khi quá trình xây tổ yến hoàn thành xong, cũng là lúc chim yến sắp đẻ.
Sau nhiều đêm diễn ra quá trình ấy, tổ yến sẽ được hình thành. Trong 1 đêm, chim yến có thể xây được khoảng 1mm tổ. Khi tổ chim yến có kích thước vừa đủ, chim yến sẽ quẹt nước bọt lên mép và lòng tổ để tạo nơi đặt trứng chim.
>>Xem thêm:Yến Đảo Có Tốt Hơn Yến Nhà?
3. Quá trình hình thành nên tổ yến nhà
Chim yến nhà có đặc tính và sinh trưởng khá giống với chim yến đảo. Trong quá trình xây tổ, vị trí làm tổ của chim được đảm bảo hơn, tránh thiên tai, mưa bão.
Chim yến nhà được dẫn dụ về làm tổ trong nhà yến bằng các âm thanh thu hút chúng. Nhà yến được xây ven biển, đảm bảo an toàn cho chim yến trú ngụ vào ban đêm. Tổ yến nhà thường có chân yến không chắc, cong thành hình cung chứ không khum chư chiếc chén như yến đảo.
Tổ yến nhà hình thành như thế nào?
Quá trình hình thành nên tổ yến nhà diễn ra như sau:
- Chim yến được dẫn dụ bởi những âm thanh thu hút về làm tổ tại nhà yến ven biển.
- Ban ngày, chim yến kiếm ăn ngoài biển đảo như bình thường.
- Ban đêm, chim yến về nhà yến và bắt đầu diễn ra quá trình hình thành nên tổ yến. Vị trí làm tổ thường là trên vách nhà, cố định trong suốt cuộc đời làm tổ yến.
- Khi tổ hoàn thành là lúc chim yến sinh đẻ, trong quá trình đẻ vẫn có thể xây thêm 1-2mm.
- Quá trình xây tổ có thể mất đến 4 tháng, những lần tiếp theo giảm dần chỉ mất khoảng 1-2 tháng.
Theo những chuyên gia nghiên cứu về nguồn gốc và quá trình hình thành nên tổ yến cho biết:
” Tổ yến được làm ra là kết quả của quá trình rất khó khăn, vất vả của chim yến. Mỗi khi chim yến tiết nước bọt xây tổ thì chúng đều phải nhắm mắt, xù lông”
Tổ yến sào thường có hình dạng như cái tai nên được gọi là tai yến. Tai yến nặng từ -15gr (trong lần làm tổ đầu tiên), 5-10gr (lần làm tổ thứ 2). Tổ yến thường có các màu như: màu trắng, màu hồng (hồng yến), màu đỏ. Tổ yến mà đỏ là huyết yến – có giá trị dinh dưỡng cao nhất, quý nhất).
>>Xem thêm: Cách phân loại Tổ yến
hoặc Nghiên cứu về nguồn gốc của chim yến