Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Tổ Yến

Tiêu Chí Đánh Giá Chất Lượng Tổ Yến

Căn cứ vào đâu để người tiêu dùng phân định yến sào đạt chuẩn chất lượng? Có những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ yến nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn và có những lựa chọn đúng đắn nhất khi mua hàng.

1. Phân loại tổ yến theo nguồn gốc

Một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng của tổ yến là dựa vào nguồn gốc và xuất xứ.

Do điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi, đa số các nước Đông Nam Á đều có nguồn cung cấp yến sào. Tùy vào địa lý và môi trường của mỗi khu vực, quốc gia, chất lượng tổ yến cũng có sự khác biệt rõ rệt.

Yến sào Việt Nam

Do điều kiện địa lý và thiên nhiên phù hợp với đường bờ biển dài, Việt Nam trở thành quốc gia có lượng Yến sào lớn. Ngoài cách khai thác tự nhiên trên vách đá ở các đảo thì người dân còn nuôi yến nhà. Sở dĩ thực hiện phương pháp ấy là để gia tăng sản lượng yến sào cung cấp cho thị trường.

Yến sào ở Việt Nam có hương vị thơm ngon, hình dáng to tròn và chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.

Yến sào Trung Quốc

Tổ yến Trung Quốc được lấy từ loại “Yến hồng trắng”. Chúng có kích thước rất to nhưng chứa 90% tạp chất, khoảng 10% là sợi yến.

Yến sào Thái Lan

Yến sào Thái Lan có nguồn gốc đa phần từ tự nhiên, do đó có hàm lượng giá trị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên giá thành cũng khá đắt so với những loại yến trên thế giới khác.

Yến sào Indonesia

Indonesia đa phần sử dụng phương pháp nuôi yến trong nhà. Vi thế, yến có cấu trúc rất mềm mịn và ít pha tạp chất. Nhờ vào công nghệ hiện đại, sản lượng yến sào của Indonesia chiếm đến 80% thị trường yến sào thế giới.

Yến sào Malaysia

Yến đảo Malaysia thường có chất lượng kém hơn yến sào Việt Nam. Màu sắc không trắng bằng, kết cấu mềm hơn và hình dáng cũng bé hơn yến sào Việt Nam.

>>Xem thêm:Yến Sào Tẩm Đường – Hiểm Họa Của Sức Khỏe

Yến ngoại “nhái” yến Việt – Báo Kinh tế đô thị

2. Đánh giá chất lượng tổ yến dựa trên độ sạch

Dựa vào độ sạch của yến, người ta chia thành 3 loại: yến thô, yến sơ chế và yến tinh chế. Mỗi loại đều có những đặc điểm và giá thành khác nhau.

  • Yến thô: là loại yến nguyên thuỷ, còn lông và chứa nhiều tạp chất, giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng.
  • Yến sơ chế: là yến thô đã được làm sạch lông và các tạp chất. Yến sơ chế vẫn giữ nguyên hàm lượng dinh dưỡng.
  • Yến tinh chế: trải qua công đoạn làm sạch ép khuôn, loại bỏ hoàn toàn tạp chất và chắt lọc chất dinh dưỡng tốt nhất.

3. Phân loại yến dựa trên màu sắc

Huyết Yến

Huyết Yến là loại tổ yến có màu đỏ, hiếm nhất trên thị trường hiện nay và có giá thành cao hơn so với những loại yến khác. Để tìm mua huyết yến rất khó vì sản lượng tại cơ sở sản xuất yến sào không nhiều. Trong năm chỉ có thể thu hoạch được từ 1-2 lần do đó giá thành rất cao.

Công dụng chính của huyết yến là bổ sung các khoáng chất, dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra cond tăng cường dưỡng chất và canxi trong máu. Phù hợp cho phụ nữ mang thai và người bệnh cần phục hồi sức khỏe sau chấn thương.

Hồng Yến

Tương tự như huyết yến, hồng yến có giá trị dinh dưỡng cao độ hiếm chỉ xếp sau huyết yến. Hồng yến có màu cam nhạt hoặc màu vàng vỏ quýt. Hồng yến cũng có thể có màu lòng đỏ trứng gà, màu sắc càng đậm thì giá trị càng cao.

Công dụng chính của hồng yến là bổ sung nhiều khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt phù hợp với đối tượng người cao tuổi và phụ nữ mang thai.

Bạch Yến

Bạch Yến là loại tổ màu trắng, phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, chiếm đến hơn 90% sản lượng. Mỗi năm có thể thu hoạch từ 3-4 lần tùy vào nơi khai thác.

Bạch yến giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, trẻ hóa làn da, nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp. Loại yến sào trắng này phù hợp với mọi đối tượng từ trẻ em đến người lớn tuổi.

Bạch Yến

>>Xem thêm: Thố chưng yến là gì? Cách sử dụng thố chưng yến

4. Phân loại yến sào theo hình dáng

Hình dáng là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng tổ yến.

Tổ yến hình cup

Tổ yến dạng cup là loại tổ yến còn nguyên vẹn, có kích thước lớn nhất. Chúng được thợ yến khai thác tại các bề mặt tổ bằng phẳng, cắm sát hai đầu chân, có hình dạng cup.

Tổ yến hình tam giác

Thông thường chim yến hay làm tổ ở các góc, khi nào hết góc mới làm ở những nơi thông thoáng hơn. Tổ yến hình tam giác được hình thành khi khai thác ở những nơi góc tường hoặc bị gãy phần chân.

Tổ yến dạng bê

Nếu chim yến làm tổ ở nơi có góc 135 độ thì tổ yến sẽ có hình dạng bê.

Chân tổ yến

Chân tổ yến không quá phổ biến nên khá ít người biết đến chúng. Trong quá trình khai thác yến sào, chân tổ yến thường bị sót lại do bám quá chặt vào bề mặt đá và bị gãy lúc lấy tổ yến ra.

Phần chân tổ yến thường rất dày và cứng, giá thành rẻ hơn nhiều so với các loại yến khác. Tuy nhiên, chân yến ăn khá thú vị, phù hợp với những ai thích sự giòn dai tự nhiên của yến.

Bánh tổ yến

Bánh tổ yến là những tổ yến còn non chưa kịp hoàn thành nên chỉ có một miếng với kích thước nhỏ. Chúng mềm như bánh, phù hợp làm thực phẩm chế biến thức ăn dặm cho trẻ.

>> Xem thêm: Đánh giá những yếu tố khoa học tác động chất lượng tổ yến?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
0915596789
0
    0
    Giỏ hàng của bạn
    Giỏ của bạn trống trơnQuay lại cửa hàng