Truyền Thuyết Về Vị Thủy Tổ Nghề Nuôi Yến Khánh Hòa
Ngày 10/5 (Âm lịch) hằng năm. Những người làm nghề yến khắp nơi lại tề tựu về đảo yến Hòn Nội (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Để thắp nén nhang tri ân các bậc tiền nhân và tham dự lễ hội nghề yến mang đậm bản sắc văn hóa.
Hàng năm cứ đến ngày 10/5 (Âm lịch). Những người làm nghề yến khắp nơi lại tề tựu về đảo yến Hòn Nội (TP.Nha Trang, Khánh Hòa). Để thắp nén nhang tri ân các bậc tiền nhân và tham dự lễ hội nghề yến mang đậm bản sắc văn hóa.
Từ năm 2011, lần đầu tiên Lễ hội Yến sào Khánh Hòa được tổ chức. Và trở thành một trong những chương trình hoạt động của Festival Biển Nha Trang. Với nhiều hoạt động đa dạng và phong phú từ phần lễ đến phần hội.
Ngành nghề truyền thống gần 700 năm
Nghề khai thác tổ yến tại các đảo thiên nhiên ngoài khơi ở Khánh Hòa. Đã có những bước thăng trầm trải qua lịch sử gần 700 năm.
Theo chính sử Đại Việt chép lại, vào đầu thế kỉ XIV, trong chuyến đi công cán khu vực biển miền Trung, đề đốc thủy quân Lê Văn Đạt và thủy binh đã gặp một trận bão lớn, trôi dạt vào Hòn Nội trên vịnh Nha Trang. Suốt nhiều ngày lánh bão, đội quân không có lương thực và đã ăn tổ yến sào trong hang để cầm cự. Trong những ngày nếm mật nằm gai ấy, ông đã cho lính thu hái tổ yến sào để làm “lương thực”. Không ngờ khi dùng tổ yến có tác dụng không ngờ, đối diện với mưa bão hiểm nguy. Tổ yến sào đã cũng cấp lượng dưỡng chất dồi dào giúp cả quân đội khỏe mạnh, không bị mệt mỏi.
Vượt qua giông bão trở về, đề đốc quân nhà Trần là Lê Văn Đạt. Đã thành lập quân đội bảo vệ, phát triển đàn chim yến, khai thác tổ yến sào trên đảo. Nghề nuôi yến Khánh Hòa chính thức ra đời từ đó.
Thành công nhân đàn yến
Lê Văn Đạt được người dân Khánh Hòa nói riêng và người dân ven biển miền Trung suy tôn là Ông Tổ nghề nuôi yến. Thấm thoát 700 năm đã qua. Từ 8 đảo yến với 40 hang yến, đến nay người dân Khánh Hòa đã di đàn, nhân đàn quần thể chim yến thành công với 25 đảo cùng 133 hang yến mới. Với số lượng chim yến và tổ yến được nhân lên gấp bội. Thành công ấy không chỉ có được bởi sức người, sức của và tài trí vô biên của người Việt. Mà còn bởi sự “phù trợ tối linh” của Ông tổ nghề nuôi yến.
An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang (sinh năm 1719). Hậu duệ đời thứ 21 của Lê Văn Đạt) và con gái là bà Lê Thị Huyền Trâm là những người có công kế nghiệp. Dưới thời Tây Sơn, bà Lê Thị Huyền Trâm được giao chỉ huy đội thủy quân tổ chức khai thác. Và xuất khẩu yến sào làm nguồn tài chính, hậu cần, quân nhu… cho nhà Tây Sơn.
Ngày 10/5 năm Quý Sửu (1793). Đại đô đốc Lê Thị Huyền Trâm cùng An phủ sứ Bình Khang Lê Văn Quang. Đã anh dũng hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ chủ quyền lãnh hải Tổ quốc và các đảo yến. Từ đó, ngày 10/5 âm lịch hằng năm. Người dân địa phương tổ chức cúng giỗ Thánh mẫu Lê Thị Huyền Trâm và tướng sĩ Tây Sơn. Tại đền thờ tổ nghề yến trên đảo Hòn Nội. Lễ hội tôn vinh những người có công đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và phát triển ngành nghề yến sào. Và thực hiện nhiều nghi thức văn hóa đậm đà phong vị biển.
Phát huy truyền thống, vững bước vươn xa
Lễ hội Yến sào hằng năm là dịp để các thế hệ trong đại gia đình Yến sào Khánh Hòa ôn lại truyền thống nghề yến, gìn giữ, phát huy các giá trị truyền thống để xây dựng ngành nghề Yến sào Khánh Hòa ngày càng phồn thịnh và phát triển bền vững; đồng thời đây cũng là dịp để gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau.
Qua quá trình xây dựng và phát triển. Công ty Vũ Gia Yến đã tạo dựng được thương hiệu uy tín trong nước và vững bước vươn ra tầm thế giới. Hiện nay với hơn 40 dòng sản phẩm cao cấp. Yến sào Vũ Gia đã có mặt tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cùng hơn 200 nhà phân phối, đại lý trong và ngoài nước.
Với kinh nghiệm ngành nghề truyền thống yến sào lâu đời kết hợp với khoa học công nghệ hiện đại, Công ty Vũ Gia Yến đã áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO, HACCP; thực hiện tiêu chuẩn xuất nhập khẩu và chất lượng sản phẩm tại Canada, tiêu chuẩn quốc tế AQIS của Cơ quan kiểm dịch Australia đến thực hiện Chứng nhận FSMA, FDA của Mỹ nhằm đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường châu Âu, châu Mỹ.
Phát huy giá trị lịch sử ngành nghề
Bà Lê Ngọc Anh – Giám Đốc Công ty Vũ Gia Yến cho biết: “Chúng tôi luôn trân trọng, phát huy giá trị lịch sử ngành nghề, tri ân công lao to lớn của Thủy tổ, Thánh mẫu và các thế hệ đi trước đã tâm huyết xây dựng ngành nghề yến sào. Tập thể cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Công ty Vũ Gia Yến phát huy truyền thống đoàn kết, tinh thần năng động, tư duy sáng tạo; nỗ lực cao nhất, phấn đấu hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị, sản xuất kinh doanh được giao. Công ty Vũ Gia Yến quyết tâm xây dựng doanh nghiệp phát triển bền vững góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội”.